Các phương thức vận chuyển hàng hóa chính là các phương tiện dùng để chuyên chở hàng hóa từ nơi này đến nơi khác theo yêu cầu của khách hàng.
Hiện nay có bốn phương thức vận chuyển phổ biến nhất. Đó là đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Bên cạnh đó còn có một phương thức vận chuyển nữa, đó là đường ống. Loại này rất hiếm, chỉ có vài quốc gia sử dụng. Nội dung trong bài viết này sẽ trình bày về ưu khuyết điểm cũng như nhu cầu sử dụng của từng phương thức chuyên chở.
Các phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Trong tất cả các phương thức vận chuyển hàng hóa thì đường hàng không luôn có chi phí vận chuyển cao nhất. Do đây là phương tiện chuyên chở có chi phí cao khi thay nhiên liệu, sửa chữa, bảo hành hệ điều hành.
Nhưng đổi lại nó lại rút ngắn được thời gian giao hàng. Vì thế mà những hàng hóa có tính chất dễ hỏng, giá trị cao, cần phải chuyển gấp đến nơi nhận thì bắt buộc phải lựa chọn đường hàng không.
Trong giao dịch thương mại quốc tế thì phương thức vận chuyển bằng đường hàng không chiếm khoảng 20% giá trị hàng hóa trao đổi toàn cầu. Ngoài ưu điểm nổi bật hơn so với các chương thức vận chuyển hàng hóa khác về thời gian thì còn đáp ứng nhu cầu về khối lượng hàng hóa, nhận chở đủ mọi loại hàng.
Khuyết điểm của đường hàng không ngoài giá thành cao thì chúng còn bị hạn chế về thủ tục kiểm tra nguồn gốc hàng hóa, chứng từ hải quan. Đôi khi, vài loại hàng còn bị từ chối bởi sức nặng của máy bay và hàng chứa hàng có sự hạn chế. Nhưng nó sẽ là lựa chọn bắt buộc cho các giao dịch với khoảng cách xa.
Phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
Đường bộ là một trong các phương thức vận chuyển hàng hóa phổ biến nhất ở mọi quốc gia trên thế giới. Ưu điểm nổi bật của phương thức này chính là tính tiện lợi với lịch trình di chuyển khá linh hoạt.
Cùng với sự hỗ trợ của đa dạng các phương tiện vận chuyển khác như xe honda, xe ba bánh, xe tải các cỡ… đã đáp ứng nhu cầu giao và nhận hàng tại mọi lúc, mọi nơi.
Hơn nữa, chi phí cố định của vận chuyển đường bộ khá ổn định. Sự biến đổi của thị trường về nhiên liệu, dịch vụ bảo dưỡng, thay thế phục tùng cũng khá rẻ.
Đây là phương thức vận chuyển được mọi doanh nghiệp, hay cá nhân lựa chọn khi cần chuyên chở hàng hóa đi nội địa. Nhất là với các loại hàng vừa và nhỏ, thời gian chuyển đến không quá gấp.
Giá thành đầu tư phương tiện vận chuyển đường bộ cũng không quá đắt đỏ, cùng với sự xuất hiện của các dịch vụ vận chuyển, cho thuê xe chuyên chở đã góp phần giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn khi mua bán hàng hóa.
Các phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy
Theo khảo sát thì chi phí của vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy so với đường hàng không là 1/6, so với đường sắt là 1/3, so với đường bộ là ½. Tùy theo từng tính chất hàng cần chuyển, yêu cầu nhanh hay chậm sẽ đưa ra quyết định có nên chọn đường sắt hay không.
Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia thì chúng ta nên chọn đường sắt nếu hàng hóa có kích cỡ cồng kềnh, lâu hỏng, giá trị thấp như vật liệu xây dựng, cao su, than đá, hay những hàng hóa rời rạc như cà phê, gạo với quãng đường di chuyển dài và trung bình.
Tuy nhiên, đường thủy lại bị hạn chế về thời gian nhận hàng. Bởi ngoài tốc độ di chuyển của các phương tiện đường thủy khá chậm. Cộng với việc phải chịu ảnh hưởng của thời tiết và từng mạng lưới sông ngòi, bến bãi của các nơi phải đi qua. Xét về tính linh hoạt và thời gian vận chuyển thì đường thủy và đường sắt tương đương với nhau.
Nhưng đối với thương mại quốc tế thì đường thủy lại là một trong các phương thức vận chuyển hàng hóa chiếm vị trí cao. Hơn 90% hàng hóa giao dịch toàn cầu đều dùng đường thủy. Hiện nay, tại nhiều nước đã mở rộng hệ thống hải cảng nên việc giao dịch đường thủy cũng rất tiện lợi. Cùng với sự cải tiến của các loại tàu biển với động cơ mạnh mẽ giúp hàng hóa an toàn đến điểm giao nhận.
Các phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt
Với các phương thức vận chuyển hàng hóa thì đường sắt là kém linh hoạt nhất. Phương tiện này không hề có bến đỗ nên chỉ có thể giao nhận hàng hóa từ ga này đến ga khác. Bên cạnh đó thì lịch trình di chuyển cũng cố định, tần suất các chuyến tàu không nhiều. Các điều này gây nên sự bất tiện với các doanh nghiệp khi trao đổi hàng hóa đi mọi nơi.
Vì thế mà đường sắt ít khi được khai thác độc lập mà cần phải kết hợp với các phương thức vận chuyển hàng hóa khác. Và nó thường dùng để chuyển các hàng hóa có giá trị thấp như gạo, thực phẩm, giấy, gỗ, than, hóa chất và thường đi với khối lượng cả một toa hàng.
Mỗi loại phương tiện trong các phương thức vận chuyển hàng hóa đều có những ưu và khuyết điểm riêng. Chúng ta sẽ căn cứ vào mặt hàng cần chuyển đi của mình để chọn lựa phương tiện cho phù hợp.
Bên cạnh đó hãy chú ý đến chất lượng của dịch vụ cung cấp để đảm bảo lịch trình di chuyển đúng. Hơn nữa, họ cũng đảm bảo được sự an toàn, nguyên vẹn cho hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.
Xem thêm: Tốc độ tối đa trong khu vực đông dân cư của các phương tiện