Sau khi sửa nhà có cần phải cúng không? Lễ tạ sau khi sửa nhà

Thứ sáu - 24/07/2020 09:33
Tín ngưỡng lâu đời của người Việt cho rằng: nhà ở là nơi luôn tồn tại một thế lực tâm linh là công thần địa thổ. Họ giúp cai quản đất đai, mang lại sự hạnh phúc, may mắn, bình an cho gia chủ, xua đuổi những sự xấu xa, xui xẻo. Lễ tạ sau khi sửa nhà là một nghi thức vô cùng cần thiết.
Mục lục

Tín ngưỡng lâu đời của người Việt cho rằng: nhà ở là nơi luôn tồn tại một thế lực tâm linh là công thần địa thổ. Họ giúp cai quản đất đai, mang lại sự hạnh phúc, may mắn, bình an cho gia chủ, xua đuổi những sự xấu xa, xui xẻo. Sửa nhà là một trong các việc hệ trọng, có tác động trực tiếp đến phong thủy, nhân mạch tại nơi ở.

Vì thế, khi sửa nhà, gia chủ nên tổ chức lễ cúng nhằm mục đích cầu xin phước lành từ các vị công thần thổ địa, xua đuổi những điều không may mắn. Không nói đến sự quan trọng của lễ cúng khởi công, lễ tạ sau khi sửa nhà cũng là một nghi thức vô cùng cần thiết. 

Lễ tạ sau khi sửa nhà cần những gì?

Để cúng khởi công sửa nhà, gia chủ cần phải chuẩn bị một mâm cúng đầy đủ, tươm tất. Mâm cúng không yêu cầu quá long trọng nhưng phải thành tâm và phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán đất nước, vùng miền. Sau khi đã sửa chữa nhà xong, để có được sự khởi đầu may mắn trong ngôi nhà mới, gia chủ sẽ phải tổ chức thêm một lễ nữa, đó là lễ tạ sau khi sửa nhà. 
 

le ta sau khi sua nha
Lễ tạ sau khi sửa nhà gồm những gì?

Nhằm mục đích thực hiện việc báo cáo đã xong công trình và là một hình thức gửi lời cảm ơn đến sự bảo bọc của đấng thần linh, gia chủ cần chuẩn bị những lễ vật tương tự như sắm lễ cúng khấn khởi công. Chỉ khác ở chỗ là bài khấn cần đọc là văn khấn sau khi sửa chữa nhà.

Những lễ vật không thể thiếu trong lễ tạ sau khi sửa nhà:

  • Mâm lễ mặn: một bộ tam sên (1 con gà luộc nguyên con hoặc cua, ghẹ luộc, trứng gà luộc và 1 đĩa thịt heo luộc) cùng với đồ nếp (xôi gấc, xôi đỗ hoặc bánh chưng, bánh tét).

  • Mâm lễ hoa quả: tốt nhất là một mâm ngũ quả. Trong đó, nên chọn loại quả có màu vàng hoặc màu đỏ để nhìn đẹp hơn và có cảm giác thịnh vượng, may mắn hơn. 

  • Lễ vật khác, bao gồm: nhang, đèn, 1 đĩa muối trắng, 1 bát gạo, 1 chai rượu nếp, 1 bát nước sạch, 1 túi/hộp chè, 1 bao thuốc lá, 1 đĩa trầu cau, 5 cái oản đỏ, 5 lễ vàng tiền, bình hoa,... 

Những lễ vật dùng cho lễ tạ sau khi sửa nhà ở trên chỉ là những thứ cơ bản. Tùy theo phong tục, tập quán, văn hóa vùng miền và điều kiện kinh tế mà gia chủ có thể thay đổi một vài thứ. Miễn sao vẫn thể hiện được sự tôn trọng và lòng biết ơn của gia chủ là được. 

Những lưu ý khi chuẩn bị đồ lễ khấn và làm lễ tại sau khi sửa nhà

le ta sau khi sua nha 1
Các lưu ý làm lễ tạ sau khi sửa nhà

Để buổi lễ tạ sau khi sửa nhà được diễn ra một cách thuận lợi, suôn sẻ thì gia chủ cần lưu ý tới một số vấn đề sau:

  • Khi mua trái cây hoặc đồ để cúng, gia chủ nên lựa chọn những món đồ tươi ngon, sạch sẽ, màu sắc đẹp, đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó, khi mua, gia chủ cũng không nên trả giá, kì kèo, mặc cả. Điều này sẽ làm mất đi sự tôn trọng và tấm lòng của gia đình đối với những đấng thần linh. 

  • Nên chọn ngày và giờ làm lễ tạ sau khi sửa nhà đẹp, hợp với mệnh và tuổi của gia chủ.

  • Người làm chủ lễ cúng và đọc văn khấn phải ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ và có thái độ thành tâm, nghiêm túc. Khi đọc bài văn khấn, nên xem qua trước vài lần để không đọc vấp và đọc sai. 

  • Sau khi hoàn thành lễ cúng và rải hũ muối, gạo, nước đi, những món đồ còn lại như nhang, đèn,... thì không nên bỏ đi hay sử dụng mà phải cất kỹ tại nơi để thờ vị trí Táo quân trong bếp. 

  • Không cho trẻ em chạy nhảy, đùa giỡn lúc đang làm lễ tạ sau khi sửa nhà. Mọi người trong gia đình nên có thái độ tôn kính, nghiêm túc, tránh cãi vã, làm ồn khi đang đọc văn khấn. 

Trên đây là những thông tin về lễ tạ sau khi sửa nhà và mâm lễ cần chuẩn bị cũng như những lưu ý mà gia chủ cần nắm để có một buổi lễ đúng nhất. Hy vọng những thông tin Sài gòn moving cung cấp sẽ phần nào giúp ích được cho bạn. Trân trọng! 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây