Từ bao giờ bàn làm việc văn phòng đã trở nên quá quan trọng với tất cả hình thức công sở. Đôi khi chúng ta cảm giác cái bàn làm việc nó quen thuộc đến mức không còn chú ý cho đến khi các bạn đọc được bài viết này.
Tầm quan trọng của một chiếc bàn làm việc văn phòng
Bất kỳ một nhân viên văn phòng nào khi đến công sở thì điều đầu tiên họ làm là ngồi vào bàn làm việc. Sự thoải mái của một ngày mới bắt đầu cũng có chút lý do đến từ chiếc bàn thân thuộc đó. Nếu trên bàn tươm tất, sạch đẹp, hợp với cái nhìn của người làm việc sẽ giúp họ làm việc cũng hăng say hơn.
Bàn làm việc văn phòng không chỉ là không gian đặt để dụng cụ làm việc mà còn mang nét văn hóa của cả công ty pha chút phong cách của người nhân viên.
Ngoài ra, mỗi phòng ban sẽ có những loại bàn khác nhau, phù hợp cho từng tính chất đặc thù của công việc. Ví dụ như: bàn làm việc của giám đốc chắc chắn nó khác hơn của nhân viên. Bàn trong phòng kế toán cũng khác hơn của phòng kinh doanh hay kỹ thuật chẳng hạn.
Bàn làm việc văn phòng có mấy loại?
-
Xét về thiết kế bàn làm việc
Nếu để liệt kê hết tất cả loại bàn làm việc văn phòng thì thật khó mà xác định được vì nó quá phong phú. Nhưng xét về hình dạng thiết kế chung ta có các loại bàn làm việc như sau:
-
Bàn tủ: là bàn oval thiết kế thêm các ngăn tủ một góc bên dưới chứa dụng cụ làm việc cơ bản.
-
Bàn chữ L: Được thiết kế theo hình chữ L giúp mở rộng không gian làm việc.
-
Bàn Oval: Là loại bàn làm việc tiêu chuẩn phổ thông với cấu trúc đơn giản hình chữ nhật. Loại bàn này phổ biến nhất trong công sở.
-
Bàn họp: Có cấu trúc dài, có thể cho phép 3 người ngồi quanh trở lên tùy vào quy mô phòng họp và nhu cầu của từng công ty.
-
Bàn làm việc tập thể: Khá giống bàn họp nhưng nó được tách bởi vách ngăn nhỏ tạo chút riêng cho từng người. Nó có thể được bố trí giáp tường cho các nhân viên ngồi cạnh nhau một dãy. Hoặc bố trí giữa phòng ban, cho phép nhân viên ngồi đối diện nhau, phù hợp cho tính chất công việc cần trao đổi thường xuyên.
-
Xét về chất liệu làm bàn
Nếu xét về chất liệu thì ta có các loại bàn làm việc văn phòng nhau sau:
-
Bàn làm việc gỗ: Bàn làm việc gỗ là sự lựa chọn hoàn hảo cho văn phòng của bạn nếu bạn muốn một môi trường làm việc chuyên nghiệp và thanh lịch.
-
Bàn làm việc kính: Bàn làm việc kính cứng là một sự lựa chọn tuyệt vời cho văn phòng của bạn nếu bạn muốn một môi trường làm việc trong suốt và hiện đại.
-
Bàn làm việc điện tử: Bàn làm việc điện tử là sự lựa chọn tuyệt vời cho văn phòng của bạn nếu bạn muốn một môi trường làm việc tiên tiến và hiện đại.
-
Bàn làm việc gấp: Bàn làm việc gấp là sự lựa chọn tuyệt vời cho văn phòng của bạn nếu bạn muốn một môi trường làm việc linh hoạt và tiện lợi.
Nên chọn bàn văn phòng có chất liệu gì tốt nhất?
Chất liệu bàn làm việc rất đa dạng nhưng chuộng nhất vẫn là bàn gỗ. Hiện nay, sự kết hợp giữa vật liệu gỗ và thép đang được ưa chuộng nhất bởi các ưu điểm sau:
-
Chắc chắn, nhẹ, bền, dễ tháo lắp và di chuyển.
-
Giá thành rẽ, đang là xu hướng hầu hết ở các công sở.
-
Thiết kế đa dạng, tính thẩm mỹ cao.
Tùy thuộc vào khả năng tài chính của công ty mà bạn có thể chọn lựa loại bàn làm việc văn phòng có chất liệu tốt vừa hay quá tốt.
-
Dĩ nhiên vật liệu rẻ như gỗ ép keo sẽ có thời hạn sử dụng ngắn nhưng cũng không phải là lựa chọn tồi. Gỗ ép nếu biết cách bảo quản tốt có thể sử dụng lên đến hơn 10 năm.
-
Bàn gỗ ghép cũng là lựa chọn tuyệt vời vừa túi tiền cho các công ty vừa và nhỏ.
-
Bàn gỗ tự nhiên thì giá khá cao nhưng đổi lại rất bền và sang trọng.
Cách chọn bàn làm việc văn phòng phù hợp
-
Xác định nhu cầu và mục đích sử dụng
Để xác định nhu cầu và mục đích sử dụng bàn làm việc văn phòng, bạn cần phải xem xét các yếu tố sau:
-
Nhu cầu về không gian làm việc: Tùy chọn kích thước và hình dạng của bàn làm việc, và liệu nó phù hợp với không gian làm việc của bạn.
-
Nhu cầu về chất lượng: Cần chắc chắn rằng bàn làm việc mà bạn chọn là chất lượng và bền bỉ để đáp ứng nhu cầu sử dụng dài hạn.
-
Nhu cầu về tính năng: Xem xét các tính năng của bàn làm việc, chẳng hạn như tính di động, tính tiện dụng, vv. để đảm bảo rằng nó đáp ứng được nhu cầu sử dụng của bạn.
-
Nhu cầu về giá cả: Xem xét mức giá cả hợp lý của bàn làm việc và liệu nó có phù hợp với ngân sách của bạn.
-
So sánh các sản phẩm và nhà sản xuất
-
Chất lượng: Xem xét chất lượng, vật liệu, thiết kế của từng sản phẩm và nhà sản xuất để có cái nhìn tổng quan về loại bàn bạn đang cần.
-
Tính năng: Như tính di động, tính tiện dụng, vv. sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.
-
Giá cả: So sánh giá bán để cân nhắc phù hợp với ngân sách của bạn.
-
Đánh giá của khách hàng: Đọc đánh giá của khách hàng giúp bạn nhận biết đơn vị cung cấp bàn làm việc uy tín.
Cách bố trí bàn làm việc văn phòng hợp phong thủy
-
Bố trí bàn làm việc cho giám đốc hợp phong thủy
Sắp xếp bàn làm việc cho giám đốc theo phong thủy có thể giúp họ cải thiện sức khỏe và tăng cường sức mạnh tư duy. Tại sao bạn không thử theo các bước sau đây để sắp xếp môi trường làm việc cho sếp theo phong thủy:
-
Chọn vị trí cho bàn làm việc: Bàn làm việc của giám đốc nên đặt trong vị trí của “thần quản trị”, tức là phía sau phòng và nằm trong phạm vi nhìn của cửa sổ.
-
Sắp xếp vật dụng: Đặt máy tính và tài liệu cần thiết gần bàn, tránh đặt chúng quá xa hoặc quá gần với bàn.
-
Chọn màu sắc: Sử dụng màu sắc tĩnh và yên tĩnh như xanh lá, trắng hoặc vàng tối, tránh sử dụng màu sắc quá sáng hoặc quá tối.
-
Sử dụng hoa và trái cây: Đặt một bình hoa hoặc một bộ trái cây gần bàn làm việc của giám đốc, điều này sẽ giúp tạo một không gian yên tĩnh và sáng tạo.
Lưu ý: Các bước nêu trên chỉ là gợi ý, bạn có thể nghiên cứu thêm về cung mạng của sếp để có những lựa chọn tối ưu hơn về phong thủy.
-
Bố trí bàn làm việc văn phòng thông minh
Bố trí bàn làm việc văn phòng thông minh có thể giúp cho việc làm trở nên hiệu quả hơn và giảm thiểu tình trạng bị quá tải của người dùng. Hãy thử cách bố trí bàn làm việc cho văn phòng như sau:
-
Sử dụng kệ tủ hỗ trợ để lưu trữ tài liệu và đồ dùng cần thiết, giúp giảm thiểu bớt không gian trên bàn.
-
Chọn chất liệu bàn làm việc cứng cáp và chống xước, điều này sẽ giúp giảm thiểu tình trạng hư hỏng và giữ cho bàn trông mới lâu hơn.
-
Sử dụng đèn trần hoặc đèn bàn để cung cấp ánh sáng đủ cho việc làm, tránh sử dụng ánh sáng quá sáng hoặc quá tối.
-
Sử dụng thiết bị giải trí: Sử dụng một loa hoặc một bộ đếm thời gian để giải trí khi cần thiết, điều này sẽ giúp cho việc làm trở nên dễ chịu hơn.
Cách sử dụng và bảo quản bàn làm việc sao cho bền?
Mỗi chiếc bàn làm việc đều là tài sản của một tổ chức công ty. Biết cách sử dụng và bảo quản hiệu quả cũng là cách tiết kiệm ngân sách cho tổ chức của bạn. Vì thế bạn có thể tham khảo những cách bảo quản bàn làm việc sau để có thời gian sử dụng lâu dài:
-
Tránh môi trường ẩm thấp
Bàn làm việc của bạn sẽ nhanh hỏng nếu đặt ở môi trường ẩm thấp dù là vật liệu tốt như gỗ tự nhiên hay thép. Hãy đặt bàn làm việc của bạn xa nguồn nước, còn giúp giữ an toàn cho bạn với thiết bị điện có trên bàn.
-
Hạn chế di chuyển vị trí bàn thường xuyên
Nếu vị trí bàn thường xuyên bị kéo qua lại sẽ dễ làm hỏng cấu trúc khớp nối của chân bàn với mặt bàn. Nhất là với các loại bàn 100% từ gỗ, vì các khớp mọng bàn có xu hướng co lại làm cho khớp bị lỏng nếu hay di chuyển bàn ghế.
-
Ngăn dính ướt cho bàn làm việc
Thói quen ăn uống hay đặt lên bàn làm cho chất lỏng dính lên bàn làm việc cũng gây giảm tuổi thọ sử dụng. Vì thế nên chú ý đến thói quen này bằng cách đặt một vật chống thấm cho bàn như đĩa đặt ly tách. Đặc biệt nên lau bàn ngay lập tức nếu bị ướt.
-
Thường xuyên lau chùi vệ sinh bàn ghế
Bạn nên tập thói quen lau chùi, dọn dẹp bàn làm việc mỗi ngày để giữ cho bàn luôn trông sạch đẹp ngăn nắp. Sau khi hết giờ làm việc nên thu gọn và kiểm tra lại bàn làm việc của bạn thật sạch tươm cho ngày hôm sau.
-
Giữ thoáng không gian xung quanh bàn
Không gian đặt bàn thoáng giúp cho bàn làm việc không bị hút ẩm, tránh trở thành nơi cư trú của côn trùng. Vì các động vật như gián, mối sẽ thải ra mùi hôi và chất bẩn làm cho cái bàn mau hư hỏng.
Như vậy, có thể thấy rằng chiếc bàn làm việc văn phòng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất làm việc, Nó còn thể hiện phong cách làm việc của bạn qua cách bố trí. Sử dụng bàn làm việc một cách khoa học giúp cho công ty bạn tiết kiệm được khoản ngân sách đáng kể.
Xem thêm: Dịch vụ chuyển đồ giá rẻ – Bí quyết tiết kiệm và đáng tin cậy