Bát hương là vật dụng dùng để cắm nhang đèn trong những lúc thắp hương cho tổ tiên, người đã khuất. Đây là một trong những món đồ có ý nghĩa quan trọng trong nghi thức thờ cúng. Với nhiều người, bát hương còn là đại diện cho tài lộc và sức khỏe của gia chủ.
Khi cần phải chuyển nơi ở mới hay chuyển vị trí thờ cúng đều phải di chuyển bát hương. Cách bốc bát hương sẽ ảnh hưởng đến vận may của mọi thành viên trong gia đình khi sang nhà mới ở.
Hướng dẫn cách bốc bát hương đúng nhất
Bát hương là phần cần phải có khi bạn về nhà mới, chuyển nhà, hay mới thực hiện thờ cúng. Ông bà, người đã khuất, phật, thần tài, thổ địa, quan công, thánh mẫu… đều là những người được người Việt thờ cúng.
Chuẩn bị bát hương mới
Chuẩn bị bát hương là giai đoạn mà ai cũng phải làm khi thực hiện cách bốc bát hương. Tùy theo từng điều kiện tài chính của mỗi gia đình mà sắm sửa bát hương khác nhau.
Sau khi mua về, ngoài việc rửa và lau sạch thì chúng ta cần phải tẩy uế cho bát hương. Bằng cách dùng nước gừng hoặc rượu pha với gừng, đun sôi.
Và dùng nước này để lau toàn bộ trong ngoài bát hương. Nên dùng khăn sạch, chưa sử dụng lần nào để lau bát hương.
Trang bị đồ dùng cho bát hương
- Bộ thất bảo: Bộ thất bảo hay còn gọi là bộ cốt. Gồm: thiết bạc, thiết vàng, san hô, ngọc bích, xà cừ, mã não, hổ phách. Đây là bộ dụng cụ mà bạn nhất thiết phải trang bị khi cần bốc bát hương.
- Tro nếp: Bạn nên dùng tro nếp sạch. Nếu có thể thì nên mua tại của cửa hàng bán đồ thờ cúng.
- Bộ di hiệu: Gồm tờ hiệu có đủ thông tin của gia chủ và tên của người được thờ cúng. Tùy theo từng cách bốc bát hương gia tiên hay bát hương thờ thổ địa, thần tài và các chư thần khác sẽ có những tờ hiệu khác nhau.
Cách bốc bát hương dành cho gia chủ
Cần phải rửa tay sạch sẽ trước khi thực hiện bốc bát hương. Nên dùng nước gừng hoặc rượu để rửa tay. Trong quá trình bốc không nên làm xen kẽ những công việc khác.
Chúng ta vừa bốc vừa khấn nhỏ để xin được phép bốc bát hương. Và nên dùng lại ở nắm bốc tro lẻ là tốt nhất.
Cần lưu ý không nên ấn quá chật tro vào bát hương. Nên để tro rơi tự nhiên vào bát hương. Cần phải ghi nhớ thêm từng vị trí bát hương.
Bạn có thể tạo ghi chú vào giấy vào dán lên bát hương. Sau khi để vào vị trí thờ cúng thì mới tháo ra.
Cách bố trí bát hương lên vị trí thờ cúng
Tùy theo từng loại bát hương mà có những vị trí thờ cúng khác nhau. Như bàn thờ thần tài, thổ địa, bàn thờ gia tiên, bàn thờ phật, bàn thờ thần linh…
Nhưng quan trọng nhất là sau khi đã đặt thì phải cố định. Không được xê dịch hay chuyển đổi vị trí. Tùy theo từng mục đích thờ cúng, bạn nên trang bị thêm chum, nhang, đèn, bộ lư để thêm phần long trọng.
Sau khi đã thực hiện cách bốc bát hương và chuyển đến nơi thờ cúng thì cần phải liên tục đốt nhang trong vòng 7 ngày.
Cụ thể là mỗi buổi sáng và buổi tối, bạn nên đốt một nén hương, chum trà nước cùng với ngọn đèn. Hoặc nếu bạn không biết nên làm thế nào mới tốt thì có thể nhờ thầy phong thủy và sư thầy trong chùa trợ giúp.
Chuẩn bị nghi lễ chào đón
Tùy theo từng khả năng tài chính của mỗi người sẽ có những phần chuẩn bị nghi lễ khác nhau. Công việc chủ yếu của giai đoạn này là làm mâm cỗ mặn hoặc chay để ra mắt.
Người Việt Nam chúng ta thường chuẩn bị gà luộc cùng với cháo để cúng. Bên cạnh đó là chuẩn bị thêm: trầu cau, trái cây, hoa tươi, giấy tiền để cúng… Quan trọng nhất là lòng thành của gia chủ đối với người được thờ cúng.
Những lưu ý nên nhớ khi thực hiện cách bốc bát hương
- Người thực hiện bốc bát hương nên là gia chủ trong gia đình. Nếu không có người trụ cột là nam giới thì người nữ khi thực hiện nghi lễ này cần phải sạch sẽ.
- Khi đặt bát hương cần phải chú ý các vị trí đặt. Bởi chúng ta không thể xê dịch nếu đã đặt xuống.
Trên đây là chia sẻ của Sài gòn Moving hướng dẫn cách bốc bát hương chuẩn nhất hiện nay. Đây là nghi thức mà chúng ta không thể xem nhẹ khi thực hiện.
Bởi bát hương là đại diện cho lòng thành kính của gia chủ với người được thờ cúng. Mọi thành viên trong gia đình có được bình yên, thuận buồm xuôi gió hay không cũng bị ảnh hưởng từ bát hương này.
Xem thêm: Nhập trạch có cần xem tuổi – Nghi thức nhập trạch chuẩn nhất