Những quy định vận chuyển gia súc có vai trò quan trọng trong việc quản lý thực phẩm và kiểm soát dịch bệnh. Thế nên khi các đơn vị vận chuyển loại hàng hóa này sẽ phải cần nhiều giấy tờ thủ tục phức tạp. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu quy định về vận chuyển gia súc gia cầm có gì mà phải thủ tục đến thế.
Mục đích của quy định vận chuyển gia súc gia cầm
Mục đích chính của quy định vận chuyển gia súc là đảm bảo an toàn cho con người, động vật và môi trường trong quá trình vận chuyển. Quy định này giúp hạn chế các rủi ro liên quan đến vận chuyển động vật, bảo vệ sức khỏe và đời sống của con người, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan.
Cụ thể, quy định vận chuyển gia súc có các mục đích sau:
-
Đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của gia súc trong quá trình vận chuyển.
-
Đảm bảo giám sát và kiểm soát đầy đủ về các quy định và quy trình vận chuyển động vật.
-
Bảo vệ môi trường khỏi những tác động tiêu cực của việc vận chuyển gia súc.
-
Giảm thiểu tác động tiêu cực của việc vận chuyển động vật đến người dân và giao thông.
-
Đảm bảo an toàn cho các nhân viên tham gia trong quá trình vận chuyển gia súc.
-
Đảm bảo chất lượng và an toàn cho sản phẩm động vật được vận chuyển đến các địa điểm tiêu thụ.
Quy định vận chuyển gia súc gia cầm
Việc vận chuyển gia súc gia cầm có thể gây phát tán các mầm bệnh lây nhiễm động vật nguy hiểm. Vì thế, nhà nước phải có bộ luật quy định vận chuyển gia súc gia cầm phù hợp. Sau đây là các quy định về vận chuyển gia súc được quy định trong bộ luật:
Vận chuyển gia súc trong tỉnh
Phải có giấy chứng nhận kiểm định tại địa bàn nơi xuất phát vận chuyển. Đồng thời phải được phúc kiểm tại các trạm kiểm dịch động vật.
Tuân theo lộ trình các cung đường mà cơ quan chức năng cho phép vận chuyển gia súc đi qua.
Khi gia súc được vận chuyển đến cơ sở giết mổ tập trung phải thông báo cho trạm thú y tại đó để kiểm tra và tháo niêm phong trước khi đưa vào lò mổ.
Đối với việc vận chuyển gia súc giống để chăn nuôi, tại cơ sở chăn nuôi mới phải thông báo cho cơ quan thú y kiểm dịch và tháo niêm phong. Tại đây, cơ quan thú y sẽ theo dõi và hướng dẫn phòng bệnh cho gia súc.
Vận chuyển gia súc liên tỉnh
Khi vận chuyển gia súc qua các tỉnh khác có sự thay đổi về việc quản lý hành chính nên cần các quy định vận chuyển gia súc như sau:
- Phải có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật do cơ quan thú y tại địa bàn tỉnh xuất phát cấp.
- Gia súc chuyên chở phải khỏe mạnh. Sản phẩm động vật phải được kiểm dịch vệ sinh thú y.
- Phương tiện vận chuyển gia súc và vật chứa đựng phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y.
Phương tiện được phép vận chuyển gia súc
Đối với phương tiện vận chuyển gia súc sống có những quy định sau:
-
Phương tiện vận chuyển phải được thiết kế phù hợp với loại gia súc được vận chuyển. Phải có đủ không gian, ánh sáng, gió, nhiệt độ và thông gió phù hợp.
-
Phải được làm sạch và khử trùng, tiêu độc trước khi vận chuyển.
-
Phải được kiểm tra định kỳ và bảo trì định kỳ, đảm bảo an toàn và tránh hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
-
Đối với phương tiện vận chuyển kín phải đủ thiết bị an toàn, bao gồm hệ thống làm mát, hệ thống thông gió.
-
Trang bị hệ thống chống trượt và giảm chấn sốc để bảo vệ gia súc khỏi chấn thương trong quá trình vận chuyển.
-
Phương tiện vận chuyển phải được bảo đảm an toàn khi di chuyển, bằng cách sử dụng dây đai và thiết bị giữ chặt để tránh chuyển động và va chạm.
-
Phải có đủ thông tin địa chỉ, số điện thoại, tên của người nhận và người gửi, để dễ dàng liên lạc khi cần thiết.
Đối với phương tiện vận chuyển sản phẩm gia súc đã được giết mổ:
-
Khoan chứa sản phẩm động vật phải đảm bảo vệ sinh thực phẩm và an toàn kỹ thuật.
-
Vật dụng chứa đựng sản phẩm động vật phải được làm sạch, tiêu độc, khử trùng. Đặc biệt phải được làm bằng vật liệu không gỉ sét.
-
Đảm bảo nhiệt độ bảo quản sản phẩm động vật phù hợp.
Nước thải và chất thải trong quá trình vận chuyển phải được xử lý, thu gom. Không để rơi rớt và chảy ra đường khi vận chuyển.
Những điểm cần lưu ý khi vận chuyển gia súc gia cầm
Trong quá trình vận chuyển, không khéo sẽ phát sinh những vấn đề ngoài ý muốn. Sau đây là vài lời khuyên cho phương tiện vận chuyển gia súc gia cầm:
Đảm bảo an toàn cho gia súc trong quá trình vận chuyển
Như đã nói ở trên, ngoài các điều kiện cho phương tiện vận chuyển còn phải hết sức chú ý đến sự an toàn của gia súc:
-
Kiểm tra cửa, chốt khóa, ràng buộc chắc chắn đảm bảo không để gia súc thoát ra bất ngờ.
-
Hạn chế làm ướt sàn xe tải để chống trượt cho gia súc.
-
Các vật đựng sản phẩm gia súc phải được đậy kín miệng, đảm bảo không bị rơi vãi khi xe chạy sốc.
Cách thức chăm sóc gia súc trong quá trình vận chuyển
Đối với việc vận chuyển gia súc còn sống phải đảm bảo nhiệt độ và không gian cho chúng. Tránh chấn thương cho chúng khi xe di chuyển bằng cách chạy với vận tốc vừa phải và quan sát khéo léo trên đoạn đường sốc.
Điều kiện môi trường để vận chuyển gia súc
Khi chở gia súc số lượng lớn và đặt khích chúng với nhau sẽ sinh nhiệt rất lớn. Thế nên phải đảm bảo thông gió tốt. Đảm bảo nhiệt độ khi chuyên chở phải mát mẻ, không được dừng xe quá lâu trên lộ trình để tránh tăng nhiệt.
Cơ quan nào cấp giấy phép vận chuyển gia súc gia cầm?
Cơ quan kiểm dịch thú y tại địa phương xuất phát vận chuyển sẽ cấp cho người vận chuyển. Trường hợp vận chuyển gia súc đi giết thịt phải báo cho cơ quan kiểm dịch thú y tại lò mổ để được kiểm tra, cấp phép giết mổ theo quy định.
Một số câu hỏi thường gặp khi vận chuyển gia súc
-
Quy định về việc kiểm tra sức khỏe của gia súc trước khi vận chuyển là gì?
Chủ doanh nghiệp hoặc người vận chuyển phải báo lên cho cơ quan thú y tại địa phương xuất phát. Họ sẽ tiến hành kiểm tra dịch tễ cho thú y theo quy định. Sau đó cấp phép và niêm phong đóng dấu xác nhận an toàn vận chuyển.
Trường hợp phát hiện gia súc có mầm bệnh truyền nhiễm sẽ không được cấp phép vận chuyển. Đồng thời tiến hành điều tra nguồn gốc bệnh để có hướng điều trị hoặc tiêu hủy gia súc theo luật định.
-
Khi cung cấp đầy đủ giấy tờ có cần thêm điều kiện gì không?
Cầm giấy phép vận chuyển trong tay chưa có nghĩa là bạn đã được phép vận chuyển gia súc. Mà cần phải đáp ứng đủ các tiêu chí về phương tiện vận chuyển. Thiết bị chứa đựng sản phẩm gia súc phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
-
Khi vận chuyển gia súc thiếu sót thủ tục sẽ bị phạt thế nào?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT và Phụ lục I ban hành kèm Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT thì gia cầm thuộc đối tượng thuộc diện phải kiểm dịch bắt buộc. Nếu không có giấy chứng nhận kiểm dịch, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 Nghị định 119/2013/NĐ-CP.
Nếu chuyên chở gia súc không có giấy phép kiểm dịch sẽ bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Kèm biện pháp chế tài như sau:
a) Buộc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
b) Buộc thực hiện việc kiểm dịch hoặc kiểm dịch lại đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
c) Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này trong trường hợp kiểm dịch lại phát hiện động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc Danh mục các bệnh phải công bố dịch.”
Như vậy, quy định vận chuyển gia súc không chỉ cần đến giấy phép kiểm dịch mà còn cần nhiều yếu tố khác. Người vận chuyển gia súc phải chú ý vệ sinh cho gia súc, sản phẩm gia súc khi chuyên chở. Đặc biệt, phải đảm bảo gia súc khỏe mạnh, an toàn thực phẩm và đáp ứng điều kiện phương tiện chuyên chở. Có như vậy thì việc vận chuyển gia súc sẽ diễn ra thuận lợi.
Xem thêm: Chuyển nhà trọ sinh viên giá rẻ Bình Dương tại Sài Gòn Moving